Hướng Dẫn Trồng Cỏ Ghine Mombasa Bằng Hom chi tiết

Xin hướng dẫn tới bà con chănn nuôi chi tiết trồng cỏ Ghine Mombasa, thường gọi là cỏ sả lá lớn chi tiết, giúp bà con chăn nuôi nắm bắt được kỹ thuật trồng trọt mang lại hiệu quả cao.

Hướng dẫn Kỹ thuật trồng cỏ Ghine mombasa

Đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian qua! Để nhằm mục đích giúp cho người dân nắm rõ được quy trình và kỹ thuật trồng các loại cỏ dạng bụi, hôm nay Giongcogiare.com.vn xin hướng dẫn quý bà con chăn nuôi nắm bắt được chính xác kỹ thuật trồng cỏ mang lại hiệu quả cao nhất.

Hướng Dẫn Trồng Cỏ Mombasa

Kỹ thuật trồng cỏ Ghine Mombasa mang lại hiệu quả cao nhất.

Các loại giống cỏ phát triển dạng bụi như là Ghine Mombasa, Ghine Td58, Hamill, Mulato 2, Ruzi, Paspalum quy trình trồng hạt là tương đối giống nhau, vì vậy quy trình trồng bằng hom gốc cũng giống nhau, kỹ thuật trồng cỏ rất đơn giản, vì các loại giống cỏ này phát triển rất tốt, khả năng sống rất cao, vì cỏ phát triển theo bộ rễ chùm, sẽ nhanh chóng bén rễ và đâm chồi, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, bà con cần thực hiện như sau:

Quy Trình Trồng Giống Cỏ Ghine Mombasa

Cách Chọn Hom Cỏ Mombasa

Đầu tiên Bà con dùng hạt ươm cho đến khi cây lớn lên, cao trên 40cm mới thực hiện đem đi trồng, càng để già thì cây càng dễ sống và nhanh bén rễ. Hoặc chọn những bụi lớn phát triển để làm giống.

Cách Trồng Cỏ Mombasa

Chuẩn Bị Tách Hom Để Trồng Cỏ Mombasa:

Bà con thực hiện cắt bớt lá, chỉ để lại phần gốc của cây, dài khoảng 30cm để chúng ta tiến hành trồng. Mục đích cắt bớt lá là giúp cho rễ nhanh bén, lá cây không thoát mất hơi nước, nên thế cây dễ sống hơn. Tách từng gốc nhỏ ra, mỗi gốc khoảng 3 đến 4 nhánh nhỏ để trồng.

Chuẩn Bị Đất Để Trồng Cỏ Mombasa:

Chuẩn bị đất như sau, bao gồm 2 cách: Có thể đánh đất tơi kỹ, sau đó thực hiện tróc luống thành từng hàng khoảng cách nhau 40cm. Hoặc đào từng hố, hàng cách hàng là 40cm, hố cách hố là 25 tới 30cm.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cỏ:

  • Đầu tiên, bà con cần cho hom gốc xuống trước theo từng hố theo chiều nằm nghiêng, để mục đích lấp được nhiều mắt cỏ càng nhanh chóng phát triển. Đối với hàng dài thì để khoảng cách nhau là 25-30cm.
  • Bón trực tiếp phân chuồng hoai mục lên trực tiếp gốc, chúng ta sẽ không sợ cỏ bị nóng hay ngộ độc phân vì cỏ này sức đề kháng rất tốt, bón trực tiếp khi rễ cỏ phát triển sẽ lấy dinh dưỡng trực tiếp từ phân.

Kỹ Thuật Trồng Cỏ Mombasa

  • Tiếp theo bón phân lân, hoặc NPK ở bên cạnh phân chuồng, đối với loại phân này thì nên có khoảng cách, vì loại phân này sẽ nóng hơn, nên thế có thể bị ảnh hưởng tới bộ rễ của nó.
  • Sau đó tiến hành lấp đất lại, càng lấp đất dày thì càng tốt, vì lấp dày bộ rễ của cây sẽ ăn sâu xuống mặt đất hơn, đồng thời lấp được nhiều mắt của cây, mỗi mắt sẽ ra rễ và đâm chồi nên thế nó sẽ nhanh chóng phát triển thành 1 bụi lớn hơn.

Cách Chăm Sóc Cây Cỏ Mombasa Sau khi Trồng

Sau khi trồng cỏ cần chăm tưới nước giữ ẩm đều đặn thường xuyên cho cỏ, trong vòng 1 tuần bộ rễ của cỏ sẽ nhanh chóng phát triển và đầm chồi non lên. Nếu có độ ẩm phát triển tốt, trong vòng 1 tháng chúng ta sẽ được thu hoạch lứa đầu tiên.

Xeo Video Hướng Dẫn Trồng Cỏ Thực Tế

Khoảng 2 đến 3 lần thu hoạch, cần bón lót bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây. Ưu tiên bón phân chuồng, hoặc tưới nước phân chuồng, sẽ giúp cho cỏ tái sinh được lâu hơn, qua đó chất dinh dưỡng ở đất không bị cạn kiệt.

Cách nhận biết cỏ hết chất dinh dưỡng: Lá và thân trở nên giai và cứng, đâm thẳng lên hướng mặt trời, nhìn từ xa thấy màu vàng úa, không có mà xanh đậm. Nếu thấy tình trạng này cần, bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cỏ phát triển được tốt hợn.

 

Để Mua giống cỏ, quý khách vui lòng liên hệ Số điện thoại: 096.1900.090 Mr Hải – 096.6650.351 Ms Tuyền để được tư vấn và hỗ trợ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *